Những câu hỏi thường gặp

DSA được viết tắt bởi cụm từ Digital Subtraction Angiography, đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh kết hợp giữa việc chụp X-quang và xử lý số sử dụng thuật toán để xóa nền trên 2 ảnh thu nhận được trước và sau khi tiêm chất cản quang vào cơ thể người bệnh, nhằm mục đích nghiên cứu mạch máu trong cơ thể. DSA là thủ thuật “vàng” trong chẩn đoán hình ảnh bệnh lý mạch máu trên thế giới.

Bệnh nhân sẽ trải qua một loạt các kiểm tra cận lâm sàng, bao gồm: xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang ngực, đo điện tâm đồ, đo sóng não, tim mạch và các kiểm tra khác nếu được chỉ định thêm. Nếu kết quả thu được khả quan, bệnh nhân có thể tiếp tục với phương pháp Trị liệu DSA.

Heparin là một chất chống đông máu, hoạt động bằng cách tác động đến quá trình đông máu của cơ thể mà sau đó đem lại tác dụng chống đông tụ máu. Trong quá trình trị liệu DSA, Heparin được đưa vào nội động mạch bằng một đoạn dây dẫn ngắn từ động mạch đùi.

Tác dụng phụ của việc sử dụng Heparin là làm giảm tiểu cầu với nguy cơ chảy máu nhưng tác dụng phụ này đã được giảm thiểu bằng các kiểm tra khám cận lâm sàng trước đó như xét nghiệm máu và kiểm tra bởi bác sĩ nội khoa.

Heparin được đưa ngay vào các mạch máu nơi tác động trực tiếp với quá trình đông máu và không được bài tiết.

Phương pháp Trị liệu DSA đã bắt đầu được triển khai tại Bệnh viện Quân y Gatot Soebroto từ khoảng năm 2008 đến nay. Mỗi năm có khoảng 3.600 bệnh nhân được điều trị, tương đương tổng số 36.000 bệnh nhân tính đến hết năm 2018.

Không có giới hạn tuổi nhất định cho trị liệu DSA. Việc trị liệu DSA sẽ được chỉ định căn cứ vào thể trạng của bệnh nhân.

Bộ Y tế Indonesia đã cử một đội chuyên gia đến Bệnh viện Quân y Gatot Soebroto để đánh giá quy trình của phương pháp Trị liệu DSA. Kết quả cho thấy phương pháp này an toàn và không có vi phạm về đạo đức.

Một ca trị liệu DSA thành công được thể hiện ở sự gia tăng máu não được đo bằng cách chụp cộng hưởng từ tưới máu.

0797 112 899